top of page

[China #10] Bí kíp du lịch tự túc Trung Quốc

Updated: Sep 21, 2024

FAQ về một số điều cần chuẩn bị để đi du lịch Trung Quốc tự túc mà mình tự rút ra được sau 2 lần đi du lịch Trung Quốc vào 11/2018 và 6/2024



1. Dùng tiền mặt được không?

Có. Nhưng nên dùng app Wechat Pay hoặc Alipay

2. Cần down app gì?

3. Cần mang giấy tờ gì?

4. Không biết tiếng Trung có sao không?




1. Dùng tiền mặt được không?

Ở Trung Quốc gần như ko dùng tiền mặt. Giống Hàn Quốc, do tiền mặt không phổ biến nên đa số hàng quán đều không có tiền trả lại nếu

Nếu Hàn Quốc chuộng thẻ tín dụng thì Trung Quốc phổ biến với việc dùng app thanh toán hơn. Mình đổi tiền 9,000 CNY (90 tờ 100 CNY đỏ) và không thanh toán một chút tiền mặt nào trong cả chuyến đi do ở tất cả các địa điểm cần thanh toán đều có mã Weixin Pay. Việc mình làm là đổi tiền cho bạn ở Trung Quốc và nhờ bạn bắn lại tiền vào tài khoản Weixin Pay của mình (qua tính năng gửi hồng bao)

Việc đăng ký Wechat của mình ban đầu cũng gặp khó khăn. Mình rút ra được 1 số kinh nghiệm sau

 

Đăng ký Wechat Pay (Weixin Pay)

Chuẩn bị: download app (bản quốc tế)

Bước 1: Đăng ký

·       Người nước ngoài có thể tự đăng ký

·       Có thể đăng ký Wechat với số điện thoại Việt Nam

·       Có thể dùng Wechat Pay mà không cần tài khoản ngân hàng Trung Quốc

·       Có thể dùng thẻ tín dụng quốc tế (mới có Visa thôi thì phải)

·       Sau khi đăng ký mà bỏ không dùng (hình như sau 6 tháng) thì sẽ bị tự block



Account của mình từng lập 6 năm trước trong chuyến du lịch Trung Quốc cuối năm 2018 và từ đó đến giờ không sử dụng. Do vậy account đã bị khóa, và việc reactivate lại phải trải qua rất nhiều bước để có thể “unblock” được account, bao gồm phải gọi điện thoại đến 1 Wechat user khác đã từng trong danh sách bạn bè Wechat, hoặc nhờ 1 tài khoản khác thực hiện 7749 bước trong mục “Help Friend Unblock”. Mình thử 2 cách này đều rất phiền, tốn tiền và không thành công. Ở cách 1, nếu account lập quá lâu và ko nhớ ai là bạn thì khá khó, cũng như việc số điện thoại TQ sẽ tự động từ chối cuộc gọi trực tiếp đến từ nước ngoài (do chính sách an toàn thông tin). Ở cách 2, do có quá nhiều bước xác thực thông tin nên cũng dễ mất kiên nhẫn. Cách mình làm cuối cùng là đăng ký mới bằng Apple ID với chính số điện thoại của account cũ, và thành công nha. Nó chỉ hỏi bạn có account nào khác ko (another existing account) và chọn No là được, coi như nó ghi đè lên account cũ và thành account mới luôn (tất cả lịch sử chat trước đó sẽ mất).

 


Bước 2: Xác thực

2.1. Xác thực qua QR của Wechat user khác

Để hoàn thành việc đăng ký cần phải nhờ bạn scan QR xác thực (người này cần đăng ký account trên 6 tháng và có Weixin Pay trên 3 tháng, kèm theo 1 số điều kiện khác). Phần này cũng khá đơn giản nếu có bạn TQ sẵn. Cũng có 1 số bên ở Việt Nam nhận scan hộ với mức giá từ 20k – 100k nhưng đa số là lừa đảo, nên cần cẩn thận khi giao dịch (có thể gặp mặt và nhờ scan trực tiếp để đảm bảo). Sau bước này là có thể sử dụng các tính năng cơ bản của Wechat (ngoại trừ tính năng liên quan tới thanh toán, chuyển nhận tiền, hồng bao, v.v.)



2.2. Xác thực danh tính qua thông tin cá nhân (số điện thoại, hộ chiếu)

Để có thể sử dụng được các tính năng liên quan tới Weixin Pay như thanh toán, chuyển nhận tiền, hồng bao, v.v. theo luật của Trung Quốc, cần phải xác thực danh tính. Với người nước ngoài thì chỉ có thể xác thực qua hộ chiếu. Chỉ cần chụp mặt trước thông tin hộ chiếu và chờ vài ngày để được review, approve là được. Vì thời gian chờ nên khuyên mọi người làm hết các bước verify với số điện thoại và hộ chiếu trước khi đi, vì sang đấy mới làm sẽ ko có sim VN để verify nữa (phải bật roaming tốn tiền)



1 số dịch vụ khác cần verify số điện thoại như mini app để đăng ký QR đi xe buýt, hoặc các app di chuyển như gọi taxi hay xe đạp.   

 

2.3. Kết nối thẻ quốc tế

Nếu cần dùng trực tiếp tiền từ thẻ thì có thể dùng tính năng Add Bank Card để connect. Đa số người Trung cũng kết nối với thẻ vì ko phải lúc nào trong Wallet cũng đủ tiền để thanh toán


 


 

2. Cần down app gì?

Đặt vé bay, vé tàu, khách sạn, tour (Ctrip) (hoặc Trip.com – là bản quốc tế của Ctrip) -> giống Traveloka / Klook 
Thanh toán, liên lạc (Wechat / Wechat Pay) -> giống với Zalo / Zalo Pay
Xem bản đồ (Baidu Map 百度地图) / Gaode Ditu (高德地图)) -> giống với Google Map. Search theo cụm tiếng Trung để tìm app trên appstore
Dịch (nói, hình ảnh,..) () -> giống với Google Translate
Search thông tin (Baidu Search) -> giống với Google 
Đặt taxi (Didi) -> giống với Grab 
Đặt đồ ăn (Meituan / tên gọi khác: Dianping) -> giống với Shopee Food  
Thuê xe đạp (HelloRide) 
Xem video (Bilibili) -> giống với Youtube  
Xem video ngắn (Douyin) -> giống với Tiktok  
Xem ảnh hoặc thông tin du lịch, điểm đến (Xiaohongshu) -> giống với Insta / Lemon8  
Ngoài ra, để tránh loạn vì download quá nhiều thứ, có thể chọn sử dụng các super app như Meituan hay Alipay, kèm theo download app VPN.


Lưu ý:

  • Ctrip hoặc Trip.com: do Trung Quốc ko phải chuyến bay hay khách sạn nào cũng được phép nhận khách nước ngoài. Chỉ có ở Ctrip thì thông tin này mới được highlight. Nếu muốn check cụ thể xem khách sạn có chấp nhận khách nước ngoài hay không, bạn phải chat trực tiếp với khách sạn (chỉ trên Ctrip mới có). Trong quá trình này, có thể có trường hợp khách sạn không phản hồi hoặc từ chối chấp nhận khách nước ngoài. Để sử dụng Ctrip, bạn cần có số điện thoại Trung Quốc để đặt chỗ.

  • Wechat hoặc Wechat Pay: Cần nhìn biểu tượng Wechat ở quầy thanh toán để xem họ có support thanh toán phương thức này ko. Mình thấy đa số là có, ít nhất cũng có Wechat Pay hoặc Alipay, kể cả ở những hàng rong nhỏ vệ đường. Ngoài ra, hầu hết các nhà hàng cũng cần scan menu bằng Wechat nên tính năng Wechat QR cũng hay sử dụng lắm nhé.

  • Thẻ thanh toán quốc tế: Nếu ăn ở nhà hàng hoặc mua sắm cũng nên chú ý nếu kết nối thẻ thanh toán quốc tế vào mấy app thanh toán, thì khi giao dịch trên 200 CNT sẽ tính phí 3%, các bạn chú ý. Vì thế phía trên mình có nói đến cách đổi tiền mặt và nhờ bạn bắn tiền vào ví để sử dụng.

  • Ngôn ngữ: Do đa số các app không support ngôn ngữ tiếng Việt / Anh nên việc sử dụng khá bất tiện nếu không biết tiếng Trung. Có thể down trước khi đi và dành thời gian tìm hiểu dựa trên các symbol, ký hiệu hoặc các menu chỉ dẫn để thao tác dễ dàng, nhanh chóng hơn khi cần. Số ít các app có tiếng Anh là Didi, Xiaohongshu nhưng đa số phần nhập text và 1 số thông báo vẫn là tiếng Trung



  • Bản đồ: Bên này dùng Apple Map lại khá là ok nha. Mình thấy Apple Carplay cũng được tài xế dùng nhiều, bên cạnh app Map nội địa của TQ. Tuy nhiên theo mình là vẫn cứ nên tải Baidu Map hoặc Gaode Ditu (高德地图). Cách dùng và giao diện cũng khá giống Google Map.


 

3. Giấy tờ

Đi tàu điện ngầm, tàu cao tốc hay đi vào các điểm du lịch, nhớ luôn mang theo hộ chiếu. Lý do là khi đặt vé tàu hay tham quan thì đã dùng thông tin trên hộ chiếu và phải verify các thông tin đó từ trước. Nên bạn sẽ thấy khi đi vào những điểm này, hộ chiếu chính là cái vé của bạn. Cần scan hộ chiếu để đi qua cổng an ninh.


Với 1 số trường hợp khác ở một số ga lớn hoặc điểm vui chơi công cộng đông người, có thể cảnh sát sẽ kiểm tra random giấy tờ của người ra vào, nên mình cũng cần show được hộ chiếu và visa Trung Quốc còn hạn.


Lưu ý thêm khi đi tàu cao tốc, đó là hành lý nghiêm ngặt y như máy bay, đọc kĩ cái gì được mang theo. Khi đi qua cửa soát vé, thì đi bên manual chỗ có người đứng, người nước ngoài ko qua được cửa tự động do cửa đó scan bằng ID card Trung Quốc. Khi đi qua chỗ có người đứng thì họ có thể support mình luôn nếu có vấn đề khi tự scan passport không được, hoặc 1 số máy ko có chức năng scan passport thì họ tự đọc kiểm tra thông tin trên passport luôn.  


 

4. Không biết tiếng Trung có sao không?


Điều quan trọng nhất khi du lịch tự túc Trung Quốc là bạn có thể hỏi được những câu đơn giản về hỏi giá, hỏi đường đi, hoặc các tình huống giúp đỡ khác nếu cần bằng tiếng Trung cơ bản. Trước khi đi mình có tải app học tiếng Trung theo tình huống (tên là SuperChinese, icon hình con khỉ tóc vàng =)) Mình thấy hoàn toàn có thể tự học nhanh 1 số tình huống giao tiếp bằng pinyin để chủ động (vì nếu bạn hoàn toàn phụ thuộc vào app dịch, rủi ro có thể xảy ra như máy hết 4g, hết pin, máy đơ, app đơ, app dịch sai ý, v.v. ) Cá nhân mình thích học ngoại ngữ nên mình cũng coi đây là cơ hội thực hành luôn. Người bán biết mình là người nước ngoài nên họ cũng sẽ nói chậm hơn hoặc dùng tay chỉ chỉ mô tả. Và đa số chỉ có người trẻ biết một chút tiếng Anh thôi, và còn hay ngại nói.

 

Mình dùng Iphone nên có cài bàn phím Trung trước khi đi (chọn tiếng Trung giản thể). Bàn phím tiếng Trung cho phép nhập chữ pinyin vào và tự quy đổi thành hán tự, hoặc đưa ra suggestion full câu. Thường thì cái suggestion đầu tiên sẽ đúng luôn, nên ko biết tiếng Trung khả năng vẫn xài được. Hoặc là nhìn vào cái icon để đoán =)) vì đôi khi nó suggest cả emoji nữa. Nhớ là sau mỗi từ cần cách ra thì nó quy đổi luôn, chứ viết liền là nó đi cả cụm



Để sử dụng các app tìm kiếm và bản đồ thì chắc chắn cần type pinyin hoặc phiên âm tiếng Anh nhé


323452743_860610805245399_3752478826931685585_n.jpeg

Mai Bui

Mình là du học sinh Anh năm 2016-2017 hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội, Việt Nam. Mình muốn chia sẻ những kinh nghiệm du lịch, thiết kế lịch trình tự túc từ các chuyến du lịch Á- Âu của mình.

Bên cạnh đó, mình cũng muốn note lại nhật kí về những trải nghiệm học tập, làm việc, tình nguyện thú vị trong quãng thời gian tại Nottingham (UK)

 

Join my mailing list

Name

Email

  • fb-logo-green
  • pinterest-logo-green
  • insta-logo-green
  • skype-logo-green
bottom of page